Bị hói đầu phải làm sao để phục hồi mái tóc dày đẹp? Lắng nghe chuyên gia giải đáp

Tình trạng hói đầu xảy ra do nang tóc bị tác động bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể dẫn đến suy yếu, dễ rụng và khó mọc trở lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hói đầu như: gen di truyền, thay đổi nội tiết tố, stress, bệnh lý như nấm da đầu, bệnh tự miễn… Vậy bị hói đầu phải làm sao để lấy lại vẻ tự tin phong độ? Tìm hiểu ngay!

bị hói đầu phải làm sao

I. Nguyên nhân gây hói đầu ai cũng nên biết

Nếu bạn đang thắc mắc bị hói đầu phải làm sao để trị dứt điểm và lấy lại vẻ đẹp, sự tự tin vốn có của mình thì trước tiên bạn phải xác định được nguyên nhân do đâu? Bởi tùy tình trạng và yếu tố gây bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau.

  1. Do di truyền

Yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra chứng hói đầu ở nam giới. Nếu trong gia đình có bố hoặc ông mắc chứng hói đầu thì người con trai khi sinh ra sẽ có tỉ lệ mắc hói đầu sớm cao hơn người bình thường.Có nhiều thông tin cho rằng hói đầu sớm di truyền từ nhiễm sắc thể X của người mẹ. Tuy nhiên trên thực tế, hói đầu di truyền ảnh hưởng từ bộ nhiễm sắc thể của cả bố lẫn mẹ.

  1. Do mất cân bằng nội tiết

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 80% trường hợp hói đầu sớm ở nam giới là do rối loạn nội tiết dẫn đến sự mất cân bằng dư thừa hormone DHT – Dihydrotestosterone (DHT) trong cơ thể. 

DHT là hormone được sinh ra từ sự chuyển hóa hormone testosterone. Khi sự chuyển hóa quá nhiều sẽ gây dư thừa. Khi đó nồng độ DHT trong máu tăng cao, tác động vào vùng da xung quanh nang tóc ngăn không cho chất dinh dưỡng đi vào nuôi dưỡng nang tóc. Về lâu về dài sẽ làm nang tóc bị co lại, lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn, tóc con khó mọc, xuất hiện các vùng da đầu bị hói không mọc tóc.

  1. Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ gây rụng tóc, hói đầu như: Thuốc hóa trị, xạ trị, thuốc chống nấm, thuốc giảm Cholesterol, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp, thuốc chống đông máu,…

bị hói đầu phải làm sao

Xem thêm: Điểm mặt nguyên nhân gây hói đầu ở phụ nữ và cách khắc phục hiệu quả nhất

  1. Stress kéo dài

Stress kéo dài không chỉ là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mà nó còn tác động gây chứng hói đầu sớm ở nam giới. Bởi khi thần kinh nội tiết căng thẳng cao độ sẽ tiết ra hợp chất Telogen effluvium khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Hợp chất này sẽ rút ngắn chu kỳ phát triển của sợi tóc, đẩy nó đến giai đoạn “nghỉ ngơi” – giai đoạn không phát triển thêm và rụng đi.

  1. Bổ sung dinh dưỡng không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học sẽ dẫn đến thiếu chất, giảm sức khỏe của tóc, gây rụng tóc nhiều. Đặc biệt là thiếu protein và các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của nang tóc như vitamin D, vitamin E, vitamin A, sắt, kẽm, selen…

6. Các bệnh lý về da đầu

Người bệnh bị nấm, nhiễm khuẩn da đầu sẽ thấy xuất hiện các nốt sần, vảy gàu hoặc mụn nước, chân tóc có hạt trắng kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu để lâu, các mụn nước bị vỡ ra, lan rộng, phần tóc tại các vùng này trở nên yếu, dễ gãy rụng hơn.

  1. Yếu tố khác

Rượu bia, thuốc lá và các loại đồ uống có cồn, chứa chất kích thích như trà, cà phê… cũng là tác nhân khiến nồng độ nội tiết tố thay đổi, làm biến động chu trình phát triển của tóc, rủi ro mất tóc là điều khó tránh.

Ngoài ra, chăm sóc tóc sai cách, lạm dụng hóa chất tạo kiểu, mắc bệnh tự miễn (tiểu đường, lupus), bệnh nhiễm trùng ở da đầu (nấm da, vi khuẩn, giang mai) hoặc tật nhổ tóc,… đều có thể dẫn tới rụng tóc, hói đầu.

bị hói đầu phải làm sao

II. Biểu hiện hói đầu thường gặp nhất?

Thực tế, rất dễ để nhận biết hói đầu, nhưng đó là lúc vùng hói đã được hình thành rõ ràng. Còn thời điểm manh nha bị hói sẽ rất khó phát hiện. Vậy nên, một số triệu chứng sau sẽ nhắc nhớ bạn về nguy cơ hói để bạn biết và xử lý kịp thời.

  • Tóc rụng nhiều >100 sợi và liên tục trong thời gian dài.
  • Không thấy tóc mọc lại hoặc dù mọc lại nhưng rất ít và sợi tóc mảnh yếu, dễ rụng.
  • Nhiều mảng da đầu bị lộ ra.

Ngoài những đặc điểm chung, hói đầu ở nam và ở nữ cũng có sự khác biệt:

Với nam giới:

  • Kiểu chữ M: Tóc rụng ở 2 bên trán, từ thái dương đi sâu vào trong tạo thành hình chữ M.
  • Kiểu chữ U (hình móng ngựa): Tóc rụng nguyên phần trán và tiến vào đỉnh đầu tạo thành hình chữ U, chỉ còn tóc ở sau gáy và 2 bên mang tai.
  • Kiểu chữ O: Tóc rụng ở đỉnh đầu tạo thành mảng tròn có kích thước khác nhau.

Với nữ giới

  • Hói ở nữ là thường chỉ tập trung ở đường rẽ ngôi, hai bên trán và đỉnh đầu. Tóc của họ thường mỏng, mảnh và rất thưa chứ không hói mảng lớn như ở nam giới.

bị hói đầu phải làm sao

III. Bị hói đầu phải làm sao?

Hói đầu không phải là dấu hiệu của vấn đề y tế trầm trọng. Tuy nhiên, khi hiện tượng này mất kiểm soát, nhất là khi nang tóc đã mất, không thấy tóc mới mọc trở lại sẽ ảnh hưởng nhiều tới ngoại hình. Lúc này nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng không biết bị hói đầu phải làm sao để cải thiện? Dưới đây là 1 số cách hói đầu hiệu quả để bạn tham khảo.

  1. Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc

Tuỳ vào từng nguyên nhân, tình trạng hói mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng thuốc bôi, thuốc uống sau:

  • Olumiant (baricitinib): Có hiệu quả trong việc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc, giúp tóc phát triển và tránh khỏi nguy cơ gãy rụng. Do đó thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp mắc rụng tóc từng mảng.
  • Thuốc Minoxidil (Rogaine): Đây là loại thuốc dùng được cho cả nam và nữ, hoặc điều trị rụng tóc nội tiết tố ở nam. Ngoài ra hiện Minoxidil (Rogaine) là loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để điều trị chứng hói đầu ở nữ giới. 
  • Cyproterone Acetate: Thuốc là một loại estrogen được kết hợp cyproterone và estradiol có cơ chế ngăn chặn hoạt động các hormone của phụ nữ, có hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc do stress hay rối loạn nội tiết tố nữ. 

Lưu ý: Các loại thuốc đều có tác dụng phụ nên bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc, liều lượng phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

bị hói đầu phải làm sao

  1. Cấy tóc tự thân

Cấu tạo sinh học của tóc gồm nang tóc và thân tóc. Nang tóc nằm tận sâu lớp biểu bì da có chức năng nuôi dưỡng, tăng trưởng và giúp tóc dài ra. Còn thân tóc là phần tóc mọc trên da đầu, không có sự trao đổi chất. Do đó, dễ thấy với những cách thông thường như dùng nguyên liệu tự nhiên, làm mặt nạ tóc, thoa tinh dầu chỉ tác dụng lên phần thân tóc nên hiệu quả gần như không có hoặc cải thiện không nhiều, tùy vào cơ địa từng người. 

Với những trường hợp trán hói bẩm sinh hay do bệnh lý, nang tóc đã tiêu biến, thì tóc sẽ không mọc lại. Do đó, để tái tạo nang tóc mới 1 cách tối ưu nhất bạn cần áp dụng công nghệ cao. Giải pháp trị hói đầu dứt điểm hiện nay chính là cấy tóc tự thân. Đây là phương pháp lấp đầy mảng hói bằng chính nang tóc của khách hàng, giúp tái phân bổ mật độ tóc trên da đầu đồng đều hơn.

Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để lấy, bóc tách và đưa những nang tóc khỏe mạng ở vùng tóc nhiều vào vùng da đầu khuyết thiếu. So với phương pháp cấy tóc sinh học, kỹ thuật này đang được nhiều khách hàng ưa chuộng với hiệu quả ưu việt hơn. 

bị hói đầu phải làm sao

Trước khi cấy tóc tự thân, khách hàng sẽ được gây vùng hiến và vùng nhận để bạn chế cảm giác đau rát. Toàn bộ quá trình cấy ghép tóc được thực hiện trong phòng vô trùng, dụng cụ được khử khuẩn trong lò chuyên dụng, đảm bảo ngăn ngừa tối đa tình trạng viêm nhiễm chéo giữa cách khách hàng. Quá trình thực hiện chỉ mất 3 – 5h, chỉ cần nghỉ ngơi 30 phút là có thể ra về sinh hoạt như bình thường.

Sau khi cấy, các nang tóc sẽ nhanh chóng thích nghi, dần ổn định tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Tỷ lệ sống của các nang tóc sau khi cấy lên đến hơn 95%, có khả năng duy trì vĩnh viễn. Chúng sẽ rụng đi, tái tạo lại và dài dần theo chu kỳ như những sợi tóc thông thường.  Khoảng 6 – 9 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, tóc bám chắc vào da đầu, vào đúng nếp và sinh trưởng tốt. Khoảng 1 năm, người cấy hoàn toàn có thể tạo kiểu như mong muốn mà không lo hỏng tóc.

Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị sở hữu nhiều công nghệ cấy tóc tiên tiến bậc nhất, được thực hiện dưới bàn tay của những vị bác sĩ, chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm, là thành viên Hiệp hội ngoại khoa phục hồi cấy tóc châu Á. Đã có rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ cấy tóc tự thân tại đây và nhận được kết quả ngoài sức mong đợi.

Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân xóa hói chữ M tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Với những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn biết bị hói đầu phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này. Mọi thắc mắc bạn hãy gọi ngay hotline: 0243.219.1111 để được chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhất nhé!

Xem thêm: Tìm hiểu tại sao bị rụng tóc nhiều sau khi sinh và giải pháp khắc phục hiệu quả

04 tháng 05, 2023 - 320 Share