Hói trán là hiện tượng khá phổ biến ở cả nam và nữ. Tình trạng này không chỉ khiến cho nam giới trông già hơn so với tuổi thật mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, diện mạo của nhiều chị em phụ nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm thì sẽ khiến mảng hói ngày càng lan rộng, rất khó để tóc mọc lại. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trị hói trán hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây!
I. Nhận biết sớm tình trạng hói trán ở cả nam và nữ
Theo khảo sát, số người bị hói đầu ngày một gia tăng. Trong đó, hói vùng trán chiếm tỷ lệ cao và nam giới bị hói trán nhiều hơn nữ giới. Dưới đây là 1 số triệu chứng nhận biết để bạn phát hiện sớm và tìm cách trị hói trán kịp thời.
- Tóc rụng nhiều hơn mức bình thường (hơn 100 sợi/ngày)
- Tóc con có mọc lên nhưng ít, dễ rụng và lâu ngày sẽ tạo ra những mảng da đầu trơn bóng.
- Tùy thuộc vào giới tính, nguyên nhân tác động mà kiểu trán hói ở nam và nữ là khác nhau. Một trong số đó, phổ biến nhất là trán hói hình chữ M, hói ở 2 bên trán.
Xem thêm: Tìm hiểu tại sao bị rụng tóc nhiều sau khi sinh và giải pháp khắc phục hiệu quả
II. Nguyên nhân gây hói trán
Trước đây, hói trán thường chỉ bắt gặp nhiều ở người trung niên trên 40 tuổi nhưng hiện nay, số lượng thanh niên từ 20 – 30 tuổi gặp tình trạng này ngày càng nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân?
1. Yếu tố di truyền từ người thân
Thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp bị hói trán bẩm sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gia đình có người thân cận huyết bị hói đầu. Trán hói do di truyền thường khó điều trị hơn các nguyên nhân khác vì nó chịu sự chi phối bởi nhiễm sắc thể, gen từ người thân.
2. Mất cân bằng nội tiết tố
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khi nam giới bị mất cân bằng nội tiết, cơ thể sẽ tăng chuyển hóa hậu nội tiết tố nam. Tại chân tóc, hậu nội tiết tố nam sẽ làm tế bào mầm tóc suy yếu, nang tóc teo nhỏ, khiến tóc rụng nhiều, đặc biệt là khu vực 2 bên trán.
Còn với nữ giới, thay đổi nội tiết tố sẽ diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh. Cơ thể bị rối loạn nội tiết tố estrogen sẽ khiến chu kỳ phát triển của tóc bị ảnh hưởng, chân tóc bị yếu, giảm sức bám vào nang tóc khiến tóc trước trán rụng nhiều. Lâu dần sẽ gây thưa tóc, hói đầu.
3. Dùng thuốc trong trị bệnh
Một số loại thuốc trị bệnh có tác dụng phụ gây hói trán như:
- Thuốc chống trầm cảm như: thuốc paroxetine (Paxil), thuốc fluoxetine (Prozac); thuốc sertraline (Zoloft).
- Thuốc chống co giật như: thuốc valproic (Depakote); thuốc trimethadione (Tridione).
- Một số thuốc giảm cholesterol như: thuốc clofibrate (Atromid-S); thuốc gemfibrozil (Lopid), statin (thuốc hạ mỡ máu), thuốc Simvastatin (Zocor); thuốc Lipitor (atorvastatin).
- Thuốc giảm đau như thuốc Amphetamine.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS).
- Một số thuốc chữa trị cho bệnh Parkinson như thuốc Levodopa (Atamet).
- Một số thuốc tránh thai.
- Thuốc làm loãng máu và ngăn ngừa máu đông như: thuốc warfarin (Coumadin) và các loại heparin (biệt dược tùy thuộc vào dạng thuốc).
- Thuốc điều trị dạ dày Famotidine (Pepcid).
- Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch.
- Một số thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.
- Liệu pháp thay thế hormone (HRT).
- Báo hiệu thiếu dinh dưỡng
Trên thực tế, tóc có chắc khỏe được hay không là do các nang phía dưới da đầu hấp thụ đủ dưỡng chất do máu cung cấp. Khi bị bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng trong khoảng thời gian dài thì một trong những biểu hiện rõ nhất chính là tóc rụng nhiều, hói đầu.
- Áp lực, căng thẳng
Stress kéo dài cũng thể gây hói trán nên hoàn toàn dễ hiểu vì sao ngày nay độ tuổi trẻ bị mắc bệnh hói trán ngày một tăng. Hormone khi sản sinh do căng thẳng, áp lực sẽ gây rối loạn hoạt động cơ thể, nội tiết tố đồng thời khiến tóc dần yếu đi, gây rụng và khó mọc trở lại.
- Một số nguyên nhân khác
Ngoài những yếu tố trên thì hói trán còn có thể do: Thường xuyên tạo kiểu tóc với hóa chất và thiết bị sinh nhiệt lượng cao, mắc các bệnh lý về da đầu, chăm sóc tóc sai cách, mất ngủ kéo dài, đang điều trị xạ trị – hóa trị, nghiện thuốc lá, mắc các bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, miễn dịch (lupus, tiểu đường),…
III. Cách trị hói trán dứt điểm chỉ sau 1 lần thực hiện
Lựa chọn thay đổi kiểu tóc cũng chỉ là giải pháp che khuyết điểm tạm thời. Chỉ có cách kích thích tóc mọc lại mới chữa dứt điểm được bệnh hói trán. Thực tế, nhiều người đang sử dụng thuốc bôi kích thích mọc tóc, các loại tinh dầu, xịt dưỡng tóc nhưng sau 1 thời gian dài tình trạng không tiến triển, thậm chí là còn nghiêm trọng hơn.
Lý do là bởi, cấu tạo sinh học của tóc sẽ gồm lớp nang và thân tóc. Nang tóc nằm tận sâu lớp biểu bì da có chức năng nuôi dưỡng, tăng trưởng và giúp tóc dài ra. Còn thân tóc mọc ngoài da đầu không có sự trao đổi chất nên áp dụng các cách này không đem lại tác dụng vì chỉ tác động lên phần thân tóc. Thay vào đó, chỉ có can thiệp công nghệ cao cấy và nuôi dưỡng nang tóc mới vào vùng hói mới có thể giúp tóc mọc lại bình thường.
Cụ thể, đây là thủ thuật đưa các nang tóc khỏe vào vùng da đầu trước trán, tái tạo lại đường chân tóc mới, khắc phục các khuyết điểm trán cao, trán dô, trán hói chữ M, trán bò liếm ở cả nam và nữ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng bút chuyên dụng tiến hành cấy ghép nang tóc gốc của khách hàng vùng trán đã được xác định trước đó.
Nang tóc sau khi cấy sẽ nhanh chóng bám rễ, phát triển thành những sợi tóc dài chắc khỏe sau 6 – 9 tháng. Tỷ lệ nang tóc sống đạt trên 95%. Sau khoảng 1 năm thực hiện thủ thuật cấy tóc bạn sẽ được tự do tạo kiểu cho tóc mái của mình.
IV. 3 điều cần biết trước khi áp dụng cách trị hói trán bằng cấy tóc tự thân
Trước khi thực hiện cách trị hói trán bằng cấy tóc tự thân, bạn cần tìm hiểu kỹ một số vấn đề dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp, mang lại sự an toàn, hiệu quả và độ thẩm mỹ tối ưu nhất.
-
Lựa chọn phương pháp cấy tóc
Hiện nay, tại Việt Nam đã được chuyển giao rất nhiều kỹ thuật cấy tóc tự thân hiện đại nhất như FUE, HAT, SHT, PNS với ưu điểm vượt trội. Không chỉ mang lại mái tóc dày đẹp tự nhiên, mà còn đảm bảo an toàn và bền lâu cho khách hàng.
-
Lựa chọn địa chỉ uy tín
Cấy tóc tự thân là thủ thuật phức tạp, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tính chuyên môn cao nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả sau cấy ghép. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn cơ sở cấy tóc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.
- Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm.
- Ứng dụng các kỹ thuật cấy tóc hiện đại.
- Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng tối tân.
- Quy trình thăm khám và thực hiện trong phòng vô trùng, theo đúng chuẩn của Bộ Y tế.
- Đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
- Chi phí hợp lý, cam kết bảo hành bằng văn bản.
- Được khách hàng đánh giá tốt.
Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là 1 trong số ít các cơ sở đáp ứng được tất cả những tiêu chí này. Đây là là đơn vị tiên phong đưa công nghệ cấy tóc tự thân về Việt Nam. Phòng khám cũng là đơn vị sở hữu những kỹ thuật cấy tóc hiện đại nhất, độc quyền và được cấp bằng sáng chế. Hạ tầng, thiết bị đều đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng và dịch vụ.
Khi đến với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế, mọi vấn đề về vùng trán cao, trán dô, hói trán, trán bò liếm đều sẽ được khắc phục bằng phác đồ hiệu quả do chính các chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm, là thành viên của Hiệp hội ngoại khoa phục hồi cấy tóc châu Á chỉ định và thực hiện. Phòng khám cam kết hoàn tiền nếu không thành công, chi phí niêm yết công khai cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành tặng khách hàng.
Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân xóa hói trán tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/
Trên đây là cách trị hói trán mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Nếu chưa biết cách trị hói trán nhanh và hiệu quả, hãy tới ngay Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để thăm khám hoặc gọi hotline: 0243.219.1111 để được đội ngũ bác sĩ của tư vấn chi tiết nhất nhé!
Xem thêm: Bị hói đầu phải làm sao để phục hồi mái tóc dày đẹp? Lắng nghe chuyên gia giải đáp
19 tháng 05, 2023 - 259 Share