Hiểu được cấu tạo của sợi tóc bạn sẽ biết được tại sao có người sở hữu tóc rất dài, mượt nhưng có người tóc lại rất mỏng và bị quăn… không ai giống ai. Nếu bạn chưa biết nguyên nhân vì sao thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cấu tạo của sợi tóc như thế nào?
Tóc được chia thành 2 bộ phận:
-
Nang tóc
Đây chính là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của tóc, là phần “sống” duy nhất của tóc giúp tóc có được chất dinh dưỡng để phát triển. Nang tóc còn được gọi là chân tóc, có phần bầu hình chén, nằm dưới da đầu và có rất nhiều mạch máu li ti.
-
Thân tóc
Bộ phận này chính là những sợi tóc mà bạn thấy hàng ngày. Đây chính là phần đã “chết” của tóc vì mọi hoạt động trao đổi hóa sinh đều không xảy ra. Đây chính là nguyên nhân vì sao bạn dùng kéo cắt tóc mà không có cảm giác đau. Xung quanh thân tóc có các tuyến nhờn có nhiệm vụ bôi trơn sợi tóc và các cơ nang để tóc “dựng lên”.
– Cấu trúc của thân tóc gồm 3 lớp:
- Lớp tủy (medulla): là phần trong cùng của sợi tóc, mang các chất béo và không khí. Nếu như mái tóc của bạn quá mỏng thì lớp tủy này sẽ không tồn tại.
- Lớp giữa (cortex): lớp này là tập hợp của những bó sợi nhỏ có chứa hắc sắc tố tạo màu cho tóc. Đây chính là lớp quyết định tới độ chắc khỏe của tóc cũng như màu của tóc.
- Lớp biểu bì: đây là lớp ngoài cùng của thân tóc, nó bao gồm 5 – 10 lớp keratin trong suốt xếp chồng lên nhau. Có thể liên tưởng tới lớp vảy cá cho lớp này. Nó có nhiệm vụ bảo vệ cho sợi tóc tránh được những ảnh hưởng của hóa chất hay các tác nhân xấu từ bên ngoài. Chúng còn được bao bọc bởi một màng mỡ mỏng để tóc không bị thấm nước. Chúng cũng quyết định tới tình trạng của tóc có óng ả, mượt mà hay xơ rối.
-
Màu tóc
Bạn sở hữu màu tóc nào là do hai loại melanin quyết định: melanin (sắc tố tự nhiên, có màu nâu đến đen) và pheomelanin (sắc tố đỏ). Nhìn chung, nếu càng có nhiều eumelanin thì tóc càng sẫm màu và ngược lại.
Tỉ lệ melanin thay đổi theo thời gian, nên màu tóc các bạn cũng thay đổi theo tuổi. Càng về già, các sắc tố càng giảm nên màu tóc nhạt dần. Nếu không còn sắc tố nữ, tóc sẽ có màu trắng. Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng đến màu tóc.
Quá trình phát triển của sợi tóc như thế nào?
Sợi tóc tự nhiên phát triển theo 1 chu kỳ sinh trưởng nhất định. Thường từ lúc mọc và phát triển sợi tóc tự nhiên phải trải qua 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn sợi tóc phát triển hay được gọi là giai đoạn Anagen thường kéo dài từ 2 đến 6 năm.
- Giai đoạn Catagen phát triển chậm hơn 2 -3 tuần
- Và cuối cùng là giai đoạn thoái hóa ( giai đoạn Telogen): Kéo dài khoảng 2 – 3 tháng.
Cấu tạo sợi tóc sau thời gian sinh trường sẽ bắt đầu chững lại. Lúc này phần thân tóc vẫn tiếp tục duy trì nuôi tóc cho đến khi tóc rụng đi. Trong giai đoạn tóc yếu, hay còn gọi là thời gian thoái hóa của tóc, chân tóc rất yếu vì vậy chỉ cần những tác động nhỏ cũng có thể khiến tóc gãy rụng.
Trong một số trường hợp rụng tóc trong thời gian sinh trưởng của tóc, thì rất có khả năng tóc thiếu dưỡng chất cần thiết không đủ để nuôi sợi tóc, hoặc đây là một cảnh báo vấn đề sức khỏe cũng có thể đó là triệu chứng của bệnh hói đầu.
Khi nhận thấy những dấu hiệu tóc gãy rụng nhiều bất thường bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa về tóc để thực hiện kiểm tra và thăm khám, tránh tình trạng để lâu tóc sẽ càng thưa mỏng dẫn đến hói đầu.
Hy vọng với những thông tin cấu tạo của sợi tóc trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sợi tóc của mình. Mọi thắc mắc bạn hãy gọi ngay 024 3219 1111 để được đội ngũ chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa về tóc và da đầu của chúng tôi giải đáp chi tiết nhất nhé!
22 tháng 12, 2020 - 417 Share