Hiện nay, không chỉ nam giới mà ngay cả nữ giới cũng có nguy cơ cao bị hói đầu. Tình trạng này thường xảy ra theo từng giai đoạn và nó khiến chị em dần cảm thấy hoang mang, lo lắng vì mất thẩm mỹ. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết hói đầu ở phụ nữ cũng như cách điều trị hiệu quả nhất nhé!
I. Các dạng hói đầu ở phụ nữ
Phụ nữ thường ít có khả năng bị hói đầu hơn nam giới nhưng nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng này sẽ chuyển biến nghiêm trọng và không thể phục hồi. Dưới đây là 3 kiểu hói đầu ở nữ giới để chị em tham khảo.
-
Thể Ludwig
Thể Ludwig là thể đặc trưng của hói đầu nữ hiện nay. Mức độ mỏng dần của mái tóc chia thành 3 cấp độ như sau:
- Loại 1: Tóc bắt đầu mỏng dần ở vùng đỉnh đầu rồi lan tỏa ra xung quanh theo mảng tròn. Diện tích tóc bị rụng bắt đầu tăng lên và sợi tóc cũng mảnh hơn.Các chuyên gia đánh giá đây là tình trạng nhẹ và không đáng chú ý.
- Loại 2: Tóc rụng nhiều hơn, da đầu thưa rõ rệt, tóc xơ xác, thiếu sức sống.
- Loại 3: Vùng tóc trên đầu thưa mỏng và không che được da đầu nữa. Khoảng cách giữa các chân tóc cũng được nới giãn khiến da đầu lộ rõ hơn, rụng tóc đỉnh đầu kèm với da đầu nhẵn bóng.
-
Thể Sinclair
Thể Sinclair (kiểu Hamilton) là thể hói tóc nữ nặng nhất. Thể này có hình thái rụng tóc gần giống hói ở nam giới nhưng phức tạp hơn. So với kiểu Ludwig thì người bị rụng tóc thể Sinclair sẽ có vùng tóc thưa mỏng hơn, nhất là vùng trán, thái dương, rồi lan dần tới đường ngôi giữa. Diện tích tóc bị rụng tăng lên, sợi tóc mảnh yếu, rụng quanh đỉnh đầu, kéo dài đến sau đầu.
-
Thể Olsen
Thể Olsen còn được gọi là hói hình cây thông. Đặc điểm nhận diện là tóc rụng nhiều ở phía trước (trán, đường chân tóc trán và lan ra 2 bên). Da đầu dần lộ ra và khoảng cách giữa 2 bên đường rẽ ngôi ngày càng rộng. Khoảng cách giữa các chân tóc lớn dần ở vùng trán (trước) và hẹp dần về phía sau đầu.
Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Làm sao để sau sinh không bị rụng tóc?
II. Nguyên nhân gây hói đầu ở phụ nữ
-
Do rối loạn nội tiết tố nữ
Bệnh hói đầu ở phụ nữ phần lớn diễn ra trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh hoặc tiền mãn kinh/ mãn kinh. Lúc này cơ thể phụ nữ thường xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, cụ thể là suy giảm hormone Estrogen. Cộng với những áp lực trong công việc và cuộc sống khiến nang tóc dần suy yếu. Điều này khiến quá trình mọc tóc bị gián đoạn, tóc cũ rụng đi, tóc mới không thể hình thành để thay thế lượng tóc đã mất. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng hói đầu ở phụ nữ.
-
Stress kéo dài
Bất ổn tâm lý, đối mặt với stress trong thời gian dài sẽ khiến sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể. Đây chính là “thủ phạm” làm tổn thương nang tóc. Thêm nữa, khi căng thẳng quá mức, có thể sẽ dừng cơ chế sản xuất tế bào mới, trong đó tóc. Vô tình điều này khiến tóc rụng nhiều mà tóc mới lại không có cơ hội mọc lên, da đầu ngày càng thưa thớt.
-
Do bệnh lý
Một số trường hợp mắc các bệnh lý như viêm nhiễm da đầu, hội chứng buồng trứng đa nang, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp hoặc đang tham gia điều trị hóa trị/ xạ trị cũng có thể làm tóc rụng nhiều, dẫn tới hói đầu.
-
Lạm dụng hóa chất
Việc lạm dụng hóa chất và nhiệt độ khi làm tóc sẽ phá hủy lớp Lipid và Keratin ở biểu bì, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị kích ứng, tóc rụng thành từng mảng, da đầu bỏng rát.
-
Do thói quen sinh hoạt không khoa học
Một số bạn nữ cũng có những thói quen sinh hoạt không lành mạnh và chăm sóc tóc không đúng cách gây hại cho tóc như: Thức khuya, ăn đồ ăn nhanh, giảm cân sai cách dẫn tới thiếu chất, lạm dụng thuốc tránh thai, buộc tóc quá chặt, chải tóc khi còn ướt, không chú ý bảo vệ tóc dưới nhiệt độ cao…
III. Cách trị hói đầu ở phụ nữ theo từng giai đoạn
-
Giai đoạn 1 và 2
Ở giai đoạn này tóc chỉ mới rụng và chưa nghiêm trọng. Chị em có thể bổ sung chất dinh dưỡng và xây dựng lối sinh hoạt khoa học, chăm sóc tóc đúng cách để hạn chế tóc rụng, giúp tóc chắc khỏe hơn.
- Sử dụng thực phẩm chức năng: Đa số các loại thực phẩm chức năng dành cho tóc hiện nay đều có thành phần vitamin hoặc thảo dược thiên nhiên giúp bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng tóc từ bên trong. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Các phương pháp ủ tóc, bảo vệ tóc: Chị em có thể áp dụng thêm các loại tinh dầu để massage da đầu hay làm mặt nạ ủ tóc từ các loại trái cây, mật ong, sữa chua…. và nhớ bảo vệ tóc khi ra ngoài trời bằng xịt chống nắng cho tóc hoặc đội mũ, che ô,…
-
Giai đoạn 3
Giai đoạn này tóc bắt đầu rụng nhiều, trên da đầu lộ 1 phần hoặc 1 vài vùng tóc mỏng thấy rõ da đầu. Lúc này bạn nên chủ động đi thăm khám sớm để kiểm tra nang tóc có còn hay không và sẽ được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
- Bạn có thể sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo kê đơn từ bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải duy trì việc bổ sung chất dinh dưỡng cho tóc và sinh hoạt điều độ.
- Bạn cũng cần tạm ngưng sử dụng các phương pháp dân gian để bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng cũng như khả năng đáp ứng của thuốc.
-
Giai đoạn 4
Bước vào giai đoạn 4, mặc dù nang tóc vẫn còn nhưng tình trạng rụng tóc đã chuyển biến nặng hơn. Lúc này người bệnh nên cân nhắc đến những biện pháp công nghệ cao như trị liệu bằng laser cường độ thấp.
Các thiết bị phát ra ánh sáng laser năng lượng thấp có thể kích thích tăng trưởng tóc, đồng thời cải thiện các mao mạch máu bổ sung oxy cho nang tóc, thúc đẩy hiệu quả của các loại thuốc hỗ trợ mọc tóc, tổng hợp collagen và tiêu viêm, diệt khuẩn. Loại thiết bị này đã có tại một số phòng khám chuyên khoa tại Việt Nam và một số loại máy cầm tay, mũ laser sử dụng được ở nhà.
-
Giai đoạn 5 và 6
Đây là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất trong quá trình rụng tóc. Nang tóc lúc này đã bắt đầu suy yếu, tiêu biến dần và không thể mọc lại. Vì thế, để nhanh chóng cải thiện thẩm mỹ, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân.
Trước tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám vùng cần cấy tóc, kiểm tra khả năng tuần hoàn máu dưới da đầu. Sau đó sử dụng bút cấy tóc chuyên dụng để hút những nang tóc từ phần tóc phía sau gáy lên, bóc tách, chọn lọc những nang tóc khỏe mạnh rồi cấy chúng vào vùng tóc thưa hói của khách hàng.
Các nang tóc sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, hấp thu dưỡng chất, tiếp tục phát triển, có khả năng duy trì vĩnh viễn. Chúng sẽ rụng đi, tái tạo lại và dài dần theo chu kỳ những sợi tóc vốn có. Sau 6 – 9 tháng, mật độ tóc đồng đều và có độ dài đẹp tự nhiên, hiệu quả thay đổi rõ rệt. Từ đó giúp các nàng có được mái tóc bồng bềnh tự nhiên, hiệu quả cao mà an toàn tuyệt đối.
Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân xóa hói chữ M tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/
Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn về nguyên nhân cũng như cách trị hói đầu ở phụ nữ đang được nhiều chị em áp dụng. Để tìm hiểu rõ hơn về công nghệ laser hay cấy tóc tự thân, bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hoặc liên hệ hotline: 0243.219.1111. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp miễn phí.
Xem thêm: Tuyệt chiêu thổi bay tóc hói chữ M không phải ai cũng biết
20 tháng 04, 2023 - 258 Share